Email: hetecvietnam@gmail.com - Quảng cáo: Liên Hệ - Hotline: 024 6680 6799
  1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Nghiên cứu và Trao đổi

Quản lý một số bệnh lý mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

27/09/2021
Trong đại dịch COVID-19, người cao tuổi bị bệnh mạn tính luôn được quan tâm, chăm sóc đặc biệt bởi họ bị ảnh hưởng rất nhiều từ đời sống đến tinh thần. Dưới đây, PGS. TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền - Bệnh viện Lão khoa trung ương, Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội sẽ có những chia sẻ về "Quản lý một số bệnh lý mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19".

COVID-19 trên người cao tuổi (NCT)

Kinh tế: Đại dịch làm giảm nặng nề thu nhập và mức sống ở NCT. Thực tế chỉ có khoảng 20% người ở tuổi nghỉ hưu được nhận trợ cấp.

Sức khỏe tinh thần: Giãn cách làm gia tăng gánh nặng lên sức khỏe tinh thần. Sống đơn độc và phải tương tác số hóa cùng các vấn đề khác, làm tăng nguy cơ với NCT.

Người lao động: NCT không những chỉ là nạn nhân. Họ cũng là người lao động trong đại dịch. Họ có thể là nhân viên y tế, hoặc làm trong các ngành dịch vụ thiết yếu khác.

Sống còn và tử vong: Tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần trung bình toàn cầu. Ước tính có 66% người trên 70 tuổi có ít nhất 1 bệnh lý nền.

Tính tổn thương: Chăm sóc cơ bản dành cho NCT thường nặng nề. Gần một nửa số tử vong do COVID-19 ở Châu Âu xảy ra trong bối cảnh được chăm sóc kéo dài. Nữ cao tuổi thường là người chăm sóc cho người thân cao tuổi khác, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Lạm dụng và thờ ơ: Năm 2017, 1/6 NCT bị lạm dụng. Trong bối cảnh phong tỏa do dịch bệnh và hạn chế sự chăm sóc, bạo lực ở NCT tăng cao.

Người cao tuổi gia tăng nguy cơ

NCT có thể bị ảnh hưởng bởi virus corona một cách không tương xứng, vì họ thường hay gặp các vấn đề sức khỏe như sau: Các vấn đề sức khỏe mạn tính; Hệ thống miễn dịch bị tổn hại.

NCT thường sống ở nhà dưỡng lão, hoặc khu phức hợp dân cư mà họ có thể sống độc lập: COVID-19 có thể lây lan nhanh trong khu vực sống do mọi người thường sống gần gũi với nhau; Rất nhiều NCT sống tại các đơn vị chăm sóc dài hạn phụ thuộc vào người khác để thực hiện chức năng hoạt động hàng ngày: vệ sinh, tắm rửa .... Việc quan tâm không đúng mức có thể khiến cho vi rút lây lan dễ hơn.

Ảnh hưởng bởi các bệnh không lây nhiễm ở NCT

Nguy cơ bị bệnh nặng do vi rút sẽ tăng lên nếu > 60 tuổi. Những người mắc các bệnh không lây nhiễm dễ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm vi-rút do hệ miễn dịch suy giảm ở NCT. Các bệnh không lây nhiễm thường gặp bao gồm: Bệnh tim mạch; Bệnh lý hô hấp mãn tính; Bệnh đái tháo đường; Béo phì; Sa sút trí tuệ; Ung thư.

Giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 và các biến chứng

Hiểu rõ nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng, bệnh nặng và tử vong. Các bệnh lây nhiễm chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần trong các hộ gia đình, bệnh viện và các khu chăm sóc dài hạn: trại dưỡng lão → hết sức cảnh giác trong những môi trường này.

Tuân thủ lời khuyên y tế để kiểm soát NCDs (ví dụ: dùng thuốc theo quy định). Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ cơ bản do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: rửa tay thường xuyên và đúng cách; khoảng cách; thực hành vệ sinh đường hô hấp; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng; và tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm khi có triệu chứng. Tránh đi du lịch đến các quốc gia, khu vực hoặc môi trường mà nguy cơ lây truyền bệnh đã được biết đến. Tránh các cuộc tụ tập đông người và các khu vực đông đúc.

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng tốt, chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu và ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm: Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau: rau và trái cây → rất quan trọng vì không có nguồn thực phẩm nào cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh. Tiêu thụ đúng lượng thức ăn/đồ uống → duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Ăn ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường và muối. Tuân theo các hạn chế về chế độ ăn uống hoặc lời khuyên từ NVYT đối với từng bệnh NCD cụ thể.

Hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực góp phần vào tăng cường sức khỏe: Đối với người NCT: 150 phút/tuần hoạt động thể lực cường độ trung bình. Đối với người lớn tuổi đi lại kém: hoạt động thể lực ba ngày trở lên mỗi tuần.

Không hút thuốc, không hoặc hạn chế tối đa uống bia/rượu: Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được của rất nhiều bệnh lý không lây nhiễm. Người hút thuốc lá cần phải bỏ thuốc, có lối sống lành mạnh hơn và bảo vệ người khác. Uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm vi rút. Nó có thể thúc đẩy thực hiện các hành vi nguy cơ, có thể ảnh hưởng tới các biện pháp phòng ngừa hoặc các hành vi tốt cho sức khỏe, nếu như các triệu chứng nhiễm COVID-19 tiến triển.

Kiểm soát căng thẳng/stress: Nhiều tình trạng như đau dạ dày, viêm dạ dày - ruột và thậm chí là bệnh lý tim mạch, có liên quan tới các căng thẳng tâm lý. Xác định các hành vi và triệu chứng của căng thẳng (như căng cơ, mệt mỏi quá mức, đau đầu hoặc đau nửa đầu) và nguyên nhân của stress, thay đổi lối sống và cân bằng cuộc sống cá nhân với công việc.

Đái tháo đường

Kiểm tra người bệnh làm thế nào để kiểm soát những ngày bị ốm, nhận diện tình trạng hạ hoặc tăng đường máu và kiểm soát nó. Đảm bảo người bệnh có đủ thuốc, que thử đường máu với số lượng dự trữ đủ để họ kiểm soát bệnh ĐTĐ, gồm cả trọng trường hợp bị cách li.

Tăng huyết áp

Người bệnh THA cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa THA cùng các tình trạng bệnh lý mắc kèm. Các thuốc điều trị THA cần được duy trì mà không có sự thay đổi hoặc dùng cách quãng, trừ khi có tác tác dụng phụ hoặc khi có chỉ điểm khác về mặt lâm sàng. Sử dụng nhóm ức chế men chuyển hoặc nhóm ức chế thụ thể ACE nên được tiếp tục và không nên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan tới nhiễm COVID-19.

Hen phế quản/COPD

Kiểm tra kế hoạch điều trị của bệnh nhân và chắc chắn rằng họ đang sử dụng một thiết bị để ngăn ngừa (một cách có hiệu quả), và nên có thiết bị đệm.

Đảm bảo bệnh nhân có kế hoạch kiểm soát bệnh hen hoặc biết làm gì khi có cơn hen kịch phát (có thể xuất hiện với bệnh lý đường thở khác).

Bệnh lý tâm thần kinh đang dùng thuốc hướng thần

Xem xét từng trường hợp làm thế nào để hỗ trợ những bệnh nhân này trong trường hợp họ không thể đến cơ sở chăm sóc sức khỏe do hạn chế di chuyển vì lý do bệnh tật hoặc khó khăn khi sử dụng phương tiện công cộng.

Khuyến nghị cho các nhà quản lý và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Tiếp tục quan tâm tới các bệnh không lây nhiễm trong thời gian dịch bùng phát. Duy trì kiểm soát tốt NCDs và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân là quan trọng, nhưng việc cung cấp dịch vụ y tế trong thời gian này cũng là một thách thức. Các hành động mang tính quyết định để kiểm soát NCDs trong thời kỳ này: Cung cấp dịch vụ chăm sóc cần thiết cho các tình trạng bệnh lý cấp tính đe dọa tính mạng; Tránh tình trạng bị dừng các biện pháp điều trị; Đảm bảo quyền được thực hiện các thăm dò bằng các thiết bị chẩn đoán cần thiết; Thiết lập các cơ chế chuyển tuyến cho các tình trạng không thể quản lý được ở tuyến chăm sóc ban đầu.

Theo Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng

Tin cùng chuyên mục


Cơ quan chủ quản: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Giấy phép số: 215/GP-TTĐT do Cục PTTH&TTĐT - Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 18/11/2020

Cơ quan quản lý & vận hành: Viện Công nghệ và Sức khỏe

Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799;          Email: hetecvietnam@gmail.com

Chịu trách nhiệm về nội dung/ Chủ tịch hội đồng biên tập: Tiến sĩ Lê Hữu Thi